Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

Tứ Diệu đế trong giáo lý đạo Phật

Tứ Diệu đế trong giáo lý đạo Phật

Trong kinh Tạp A-hàm (Samyatt-Nikaya), Đức Phật có dạy các đệ tử của Ngài: “Hỡi các Tỳ kheo, các thầy đừng để tâm trí vào những tư tưởng sau đây: Thế giới là hữu hạn; thế giới là vô cùng. Điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là, ta dạy các thầy về Sự Khổ, Nguyên Nhân Sự Khổ, và Con Đường Đi Đến Diệt Khổ. Những điều đó có ích, vì chắc chắn sẽ đưa các thầy đến cứu cánh của giác ngộ và giải thoát vậy”.


Trong kinh Tứ thập nhị chương, do hai ngài Ma Đằng Ca Diếp và Trúc Pháp Lan đời hậu Hán (Trung Quốc) dịch, phần Tổng khởi có ghi: “Thế Tôn thành đạo dĩ, tác thị tư duy, ly dục tịch tĩnh thị tối vi thắng, trụ đại thiền định, giáng chư ma đạo. Ư Lộc Uyển trung, chuyển Tứ đế pháp luân, độ Kiều Trần Như đẳng ngũ nhân nhi chứng Đạo quả...”. Đoạn này có thể hiểu cách đơn giản là: Sau khi thành đạo, Đức Thích Ca khởi niệm suy nghĩ, xa lìa ái dục được tĩnh tại đệ nhất và đạt quả vị Chính đẳng Chính giác. Rồi Ngài an trụ trong thiền định hàng phục và chế ngự mọi ma lực. Sau đó, tại vườn Lộc Uyển, Thế Tôn đã lấy giáo lý Tứ đế để truyền giảng và độ nhóm ông Kiều Trần Như cùng năm người khác chứng Đạo quả.

Điều này cho thấy tầm quan trọng của Tứ Diệu đế trong kinh điển Phật giáo. Trong tư tưởng Phật giáo, Tứ đế hay Tứ Diệu đế là giáo lý cơ bản, lấy con người làm trung tâm và vì con người mà thực hiện. Đức Phật đã nhận thấy ở chúng sinh cái nhân thiện lành, đó là Phật tính, nếu biết tu tập đúng chính pháp đều có thể thành Phật (Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính). Phật vì lòng đại từ bi muốn lợi lạc cho chúng sinh mà thuyết giảng giáo pháp của mình. Đây là giáo lý Đức Phật thuyết giảng trong thời kỳ đầu nên cũng gọi là giáo lý Nguyên thủy.

Tứ đế hay Tứ Diệu đế là cách dịch của người Hán từ nguyên gốc Phạn ngữ là Catuariyasacca, cũng có cách gọi khác là Tứ Chân đế, Tứ Thánh đế. Tứ là số từ bốn; Diệu là tuyệt vời, khéo, hay, diệu dụng, mầu nhiệm; Đế là lời nói vững chãi, chắc thật, là chân ngôn, lời nói luôn đúng với chân lý. Tứ Diệu đế là bốn điều chắc thật, diệu dụng không ai chối cãi được. Bốn đế lý ấy là:

Khổ đế (Dukkha Ariyasacca) nói về sự khổ ở đời. Khổ không chỉ có nghĩa là cảm giác đau đớn, khổ nhọc thân, tâm mà còn chỉ trạng thái cảm thấy không yên ổn, không thỏa mãn những mong muốn trong lòng. Tư tưởng Phật giáo cho rằng, con người sinh ra ở đời là khổ: “Đời là bể khổ”. Từ khi sinh ra đến lúc nhắm mắt xuôi tay không có lúc nào hết khổ. Vũ trụ tự nhiên thì luôn trong quá trình biến đổi Thành - Trụ - Hoại - Không. Về thân xác con người thì trải qua Sinh - Lão – Bệnh - Tử. Mà cả bốn quá trình ấy không khi nào xa lìa nỗi khổ: Sinh khổ (sinh ra là khổ), Lão khổ (quá trình già nua của thân thể là khổ), Bệnh khổ (có bệnh tật đau ốm là khổ), Tử khổ (chấm dứt sự sống là khổ). Rồi sống trong cuộc sống xã hội cũng luôn có nỗi khổ: Sở cầu bất đắc khổ (mong muốn mà không đạt được là khổ), Ái biệt ly khổ (yêu thương nhau mà phải xa lìa là khổ), Oán tăng hội khổ (ghét thù nhau mà phải sống gần nhau là khổ), Ngũ thụ uẩn khổ (năm giác quan tương tác với thế giới bên ngoài, thọ nhận tướng sắc của vật chất, bị hình tướng của vật chất che mất bản chất và mãi bị mê muội theo nó là khổ). Đó là tám nỗi khổ của con người mà Phật giáo gọi là Bát khổ.

Theo quan niệm của Phật giáo thì những thứ khổ con người phải chịu là cái khổ trong tam giới và đều là nhân để đời sau phải chịu quả trầm luân vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Vì sinh tử thật là khổ, không ai không gặp, không ai chối bỏ được, nó như là cái hiển nhiên đối với con người, nên gọi là Khổ đế.

Tập đế (Samudayat Ariyasacca) nói về nguyên nhân sự khổ. Tập có nghĩa là nhóm họp, gộp lại. Nếu quá khứ hay hiện tại con người không biết được đời là khổ, không biết vạn vật hữu hình hay vô hình chỉ là giả tạm, luôn biến đổi; không biết những ý nghĩ, lời nói và hành động của mình sẽ gây ra nghiệp nên lần hồi cứ làm theo mãi, vì suy nghĩ và hành động xấu mà ngày càng huân tập, nhóm góp điều xấu, bị xô đẩy trôi lăn mãi trong sinh tử luân hồi, nên gọi là Tập.

Đức Phật dạy rằng, vì vô mình che lấp nên con người không nhận ra thực tướng của vạn vật, rồi cứ tham đắm chạy theo cái hư ảo không vĩnh viễn đó nên tạo ra nghiệp. Đó là nguyên nhân của nỗi khổ. Trong đó, có ba thứ độc (tam độc): Tham (tham lam), Sân (giận, bực, nóng nảy), Si (ngu mờ, mê muội) là nguyên nhân chính nhất của nỗi khổ. Xét cho kỹ thì mọi việc làm thiện, ác (sẽ tạo ra các nghiệp) gắn liền với sinh tử trong tam giới mà con người không ai không vướng mắc, nên gọi là Tập đế.

Diệt đế (Nirodha Ariyasacca) nói về sự khổ bị tiêu diệt, được giải thoát. Diệt tức là tịch diệt hay Niết bàn. Nghĩa là nghiệp đã hết không còn khổ lụy sinh tử luân hồi nữa. Khổ là mầm gốc của phiền não. Mà phiền não được diệt nên những nghiệp quả trong tam giới cũng diệt. Nếu các nghiệp phiền não trong tam giới đã diệt thì liền chứng đắc được cảnh giới Niết bàn (Hữu dư Niết bàn). Khi xả báo huyễn thân (nghĩa là chết), thân tứ đại không còn (nhà Phật dùng từ tịch hoặc tịch diệt hay nhập Niết bàn) cái khổ của đời sau không còn tương tục nữa, khi ấy gọi là Vô dư Niết bàn. Cảnh giới Niết bàn thật vắng lặng, tĩnh tịch và an lạc, đoạn diệt hết thảy hoặc nghiệp luân hồi nên gọi là Diệt đế.

Đạo đế (Magga Ariyasacca) nói về phương pháp diệt trừ nguyên nhân sự khổ. Đạo là luân lý, là con đường đúng đắn, đạo còn có nghĩa là năng thông năng đạt, nó chính là những phương pháp, là con đường để cho chúng sinh theo đó mà tu tập để mong cầu vượt thoát khỏi trầm luân, khổ ải trong tam giới. Trong đó, Đức Phật chỉ ra tám con đường chính, bao gồm: thấy biết chân chính (chính kiến); suy nghĩ chân chính (chính tư duy); lời nói chân chính (chính ngữ); nghề nghiệp chân chính (chính nghiệp); đời sống chân chính (chính mệnh); siêng năng chân chính (chính tinh tiến); tưởng nhớ chân chính (chính niệm); định tâm chân chính (chính định). Tám con đường chân chính ấy, Phật giáo gọi là Bát Chính đạo.

Đạo đế có Ba mươi bẩy Phẩm trợ đạo và Bát Chính đạo nương trợ, tương hỗ với nhau chắc chắn có thể đưa chúng sinh vượt qua khổ ải, chứng nhập cảnh giới Niết bàn không hư dối, nên gọi là Đạo đế.

Phật giáo chủ trương vừa lấy trí tuệ diệt trừ vô minh, phá vòng luân hồi sinh tử, vừa thực hành tu tập diệt trừ tham dục để chuyển nghiệp đạt đến sự giải thoát. Tu hành để mong cầu giải thoát trong nhà Phật cũng có nhiều phương cách. Phật nói có tám vạn bốn ngàn pháp môn, bất kỳ ai thấy khế hợp và phát nguyện tu tập theo một pháp môn nào thì đều có thể trở thành bậc giác ngộ giải thoát, vì Phật tính trong mọi chúng sinh là không khác nhau và mọi pháp môn đều đưa đến giác ngộ. Tuy nhiên, cho dù là pháp môn nào đi nữa thì cũng lấy Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ) làm căn bản và cương yếu.

Kinh sách Phật giáo thường ghi, vì lòng bi mẫn với chúng sinh, vì lòng thương tưởng với đời mà Đức Phật thị hiện ra ở cõi đời này. Ngài có mặt ở đời vì một đại nhân duyên là cứu khổ độ sinh. Như vậy, với Tứ Diệu đế, Phật giáo đã giải quyết vấn đề con người một cách rốt ráo, và Tứ Diệu đế cũng là giáo lý căn bản mà bất kỳ một người xuất gia học Phật dù thuộc hệ phái nào đều phải biết tới và tu tập theo để mong cầu giải thoát, chứng ngộ Niết bàn

Nguồn: daophatngaynay

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

Những câu chuyện về <b><i>nhân quả</i></b> báo ứng - Câu chuyện thứ nhất: Cậu bé bò

Những câu chuyện về nhân quả báo ứng - Câu chuyện thứ nhất: Cậu bé bò

thanhtao.name.vn - Luật nhân quả là một phần trong vô số điều mà Phật Thích Ca đã dạy con người tu tập đạo đức. Qua thời gian, cùng sự ảnh hưởng từ tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, nhân quả đã có thêm 2 từ "báo ứng" nhằm răn đe con người tránh xa những việc làm ác, tán tận lương tâm được mạnh mẽ hơn....
Để cung cấp thêm những thông tin về luật nhân quả thanhtao.name.vn sẽ cho ra loạt bài gồm nhiều mẫu chuyện trong dân gian qua lời kể của nhiều người, mời các bạn trải nghiệm
Hãy khoan! thanhtao.name.vn đã tìm được quyển sách rất hay về luật nhân quả, bạn có thể bấm vào hình bên dưới để liên hệ mua về tham khảo, rất hay!
Tìm hiểu về luật <b><i>nhân quả</i></b>

Câu chuyện thứ nhất: Cậu bé bò

Thầy Giác Liên, trụ trì chùa Phước Hải tỉnh Vĩnh Long từng kể một câu chuyện có thật về nhân quả báo ứng của một gia đình ở Trà Vinh mà ông biết.

Luật nhân quả - Nhân

Số là có một gia đình sống bằng nghề giết mổ bò bán thịt. Một đêm nọ, ông chủ lò mổ này nằm mơ thấy có một phụ nữ đến khóc lóc van xin ông đừng giết bà ấy mà nên để bà sinh con xong hãy giết. Điều kỳ lạ là giấc mơ đó xảy ra đến 3 lần trong một đêm! Kỳ lạ hơn nữa là đúng lúc ông dự định làm thịt một con bò vào ngày hôm sau, đó là con bò cái.
Sáng hôm sau, ông đem sự tình kể lại cho vợ và được bà vợ khuyên hoãn giết con bò đó, nhưng cuối cùng ông vẫn quyết đinh làm thịt. Khi làm thịt con bò này, ông đã cảm nhận được cử chỉ lạ lùng của nó, hoàn toàn khác hẳn với những con bò khác như kêu rống rất thảm thiết, cái đầu cứ lắc lư đến chết vẫn không ngưng...

Luật nhân quả - Quả

Ít lâu sau, cháu nội ông ra đời và cũng là đứa cháu đích tôn của gia đình. Oái oăm thay, nó sinh ra không bình thường mà mang nhiều dị tật: môi sứt, mắt lồi, chân tay cong queo, riêng cái đầu thì cứ lắc lư qua lại. Ông càng kinh hồn hơn khi chứng kiến động tác lắc lư đó giống y như động tác của con bò lúc bị ông làm thịt, và ông cũng đã lờ mờ nhận ra...
Ông bán hết toàn bộ gia sản để chữa trị cho cháu, nhưng tiền của thì cứ đội nón ra đi trong khi bệnh tật của đứa cháu vẫn bình chân như vại, không hề thuyên giảm. Đứa cháu của ông tên là Hiền, hoàn toàn không thể đi lại được mà phải bò bằng 2 tay 2 chân giống y như một con bò di chuyển. Cuối cùng, sau thời gian dài chạy chữa, gia sản ông trở thành con số 0 và rồi mọi người trong gia đình cũng lần lượt ra đi vì bạo bệnh, chỉ còn lại một mình đứa cháu dị tật sống lây lất xin ăn qua ngày.

Luật nhân quả - Làm ác gặp ác, làm phước....chưa chắc gặp phước

Câu chuyện này người viết cũng chỉ thuật lại theo lời của thầy Giác Liên chứ không trực tiếp chứng kiến, bạn nào biết cụ thể hoặc đã chứng kiến có thể chia sẻ cùng mọi người để làm rõ được tính chân thật của nó.
Cho dù đó là thật 100% hay có sự thêm thắt đi chăng nữa thì câu chuyện cũng phần nào cho thấy giá trị của luật nhân quả, có vay thì có trả, trong cuộc sống con người
Theo tinh thần đạo Phật nguyên thuỷ, phàm khi chúng ta giết một sinh linh là đã phạm nghiệp sát sinh, và việc này ảnh hưởng đến tuổi thọ, sức khoẻ của chúng ta sau này. Sinh linh bị chết trong khi còn vương vấn, tiếc nuối điều gì sẽ rất khó tái sinh, và thường phải vào đường ngạ quỷ (mặc dù theo nghĩa bao quát, vào ngạ quỷ cũng là một hình thức tái sinh)
Nếu theo quan niệm của nhiều đạo gia Trung Quốc, một khi bị bức tử, chết oan thì oán niệm của sinh linh ngay và sau khi chết là vô cùng lớn. Sinh linh đó chỉ có duy nhất một ý nghĩ là sẽ trả thù người đã giết chết mình và do đó sẽ không vào luân hồi đầu thai chuyển kiếp mà chỉ quanh quẩn chờ cơ hội báo thù
Dù theo tinh thần đạo Phật nguyên thuỷ hay tín ngưỡng đạo gia Trung Quốc thì cũng cho thấy rằng một sinh linh khi bị bức tử, bị chết oan, chết trong khi còn vướng víu điều gì...sẽ rất khó đi luân hồi chuyển kiếp mà khả năng biến thành ngạ quỷ (ma, quỷ...) là rất lớn. Và với một con quỷ thì nó chẳng có gì ngoài việc giết chóc, trả thù, báo oán...
Từ đó, thấy rằng cứ làm một điều ác với chúng sinh, chắc chắn chúng ta sẽ gặp điều ác ngay và luôn ở kiếp sống này!
Nhưng, có không ít người lại không tin vào luật nhân quả, họ cho rằng cả đời luôn làm việc thiện, không làm gì ác mà toàn gặp xui xẻo, toàn những chuyện không may... Đó là điều có thật và rất phổ biến, thế nên người viết mới nói làm phước chưa chắc gặp phước!
Nói thế không gì là sai cả, bởi chính Phật Thích Ca lúc còn tại thế đã dạy rằng, luật nhân quả không chỉ có hiệu lực trong một kiếp mà nó trải dài trong nhiều kiếp, trong vô vàn kiếp. Cho nên việc làm phước mà chưa gặp phước bây giờ thì nên được coi là mình đang tích phước, như gửi tiền tiết kiệm vậy đi, kiếp sau hoặc trong nhiều kiếp sau nữa mình sẽ được hưởng!
Còn theo cá nhân người viết, cuộc sống hàng ngày chúng ta nên giữ chắc luật nhân quả, cố gắng tích càng nhiều phước báo càng tốt mà không mong chờ sẽ nhận được điều may. Mọi phước báo ta tích góp được sẽ có ích cho con đường tái sinh của chúng ta sau này! Chẳng hạn, thay vì sau khi chết chúng ta sẽ bị tái sinh vào loài vật nào đó, nhưng do hàng hàng chúng ta biết trân quý mạng sống nó, luôn tìm mọi cách cứu giúp, tạo điều kiện cho nó được sống...nên ta được thoát khỏi đường tái sinh làm loài vật đó để trở lại làm người.
Các tin khác liên quan đến luật nhân quảđạo Phậttín ngưỡng

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

Con của mình là nhân duyên, đừng bỏ con mẹ nhé

Con của mình là nhân duyên, đừng bỏ con mẹ nhé

thanhtao.name.vn - Thế giới tâm linh cho rằng để được sinh làm người không hề đơn giản, phải trải qua vô vàn khổ ải trong cõi địa ngục. Nếu người mẹ bỏ đi bào thai, sinh linh đó bị tước đi cơ hội làm người, nó sẽ rất oán hận và đeo bám để trả thù. Thế nên việc nạo phá thai là việc làm vô cùng thất đức.

Theo Phật giáo, một người được sinh ra đều do nghiệp duyên của họ với gia đình sẽ được sinh ra. Nói đơn giản hơn, với người làm cha mẹ, sinh một đứa con đó là duyên trời định. Cha mẹ có thể an lạc lúc già hay phải khổ đau vì con, cho rằng mình vô phước đã có đứa con ngỗ nghịch - nếu để ý, chúng ta sẽ thấy rất nhiều - đều do nghiệp quả mà có. Cho nên, khi biết mình đã mang thai thì người mẹ không nên bỏ đi dù bất kỳ lý do gì để tránh phải trả nghiệp (quả báo) sau này.


Có một bài viết rất hay về cô nữ sinh 16 tuổi chẳng may bị cưỡng hiếp dẫn đến mang thai và gia đình bắt cô phải bỏ đứa con trong bụng của mình được đăng tải trên VOV mới đây đã lấy đi nhiều nước mắt của độc giả. Nội dung câu chuyện nêu cao tinh thần cao thượng, dám hy sinh tất cả vi con - Điều mà cuộc sống hiện tại đã mất dần trước lối sống thực dụng của con người. Xin chia sẻ lại để chúng ta cùng suy ngẫm

Theo tác giả bài viết, tình cờ tác giả gặp được hai mẹ con chính trong câu chuyện khi vào mua hàng tại một điểm bán ngô nướng ven đường. Tác giả vô cùng ấn tượng với quyết tâm bảo vệ "giọt máu" của cô nữ sinh mới 16 tuổi theo cách rất riêng nên đã viết bài chia sẻ cho bạn đọc trên VOV.

Đây là nội dung câu chuyện

Cô tên Trang, xinh đẹp và hiền dịu. Khi lên lớp 9, cô xinh đẹp rạng ngời. Ngày đó, cô bị đám thanh niên trong làng cưỡng hiếp dẫn đến mang thai. Nhưng trời tối, cô không nhận ra những kẻ đã cưỡng hiếp mình và cô cũng không nói sự việc này với ai. Đến 3 tháng sau, khi cái bụng to lên thì cô mới biết mình đã có thai và cô nói với bố mẹ, bà mẹ dẫn cô đến bệnh viện khám và bắt cô phải bỏ cái thai vô chủ ấy.

Nghe vậy, Trang bỏ chạy ra chợ, mua hai con dao nhíp sắc, nhét vào người rồi trở về nhà...

Sau khi nghe Trang vừa khóc vừa kể lại sự việc mình bị cưỡng hiếp, bố mẹ cô nói: “Nhục nhã, nhà mình nề nếp, gia giáo. Con xinh đẹp, giỏi nhất trường, xưa nay gia đình mình chưa từng có chuyện gì xảy ra, còn cả tương lai con phía trước nữa, hãy đi phá cái thai, giấu chuyện này không cho ai biết, để gìn giữ danh dự cho nhà mình, đứa con cũng đâu có bố, đâu biết bố nó là ai. Sau này con sẽ nói sao với đứa bé! Nói chung, bố mẹ không thể sống nổi với nỗi nhục này, giờ nói con bị hiếp dâm, ai tin, mà ai còn muốn lấy con nữa! Còn việc học hành dang dở thì sao?”.

Trang rưng rưng nước mắt, cô nói: Bố thấy không, con chó cái nhà mình ấy, ai mà động đến con nó, nó cắn chết thôi. Con hổ cái, ai mà động con nó, nó xé tan xác. Bố mẹ đánh con còn chưa dám đánh 1 lần, vậy sao bảo con giết con của con được, dù bố nó là ai, con không quan tâm. Con chỉ biết đứa con này đã đến với con trong đời, đó là nhân duyên là định mệnh, và con muốn được ở với con. Con sẽ không bỏ. Con cũng sẽ dữ như chó cái và hổ cái. Ai dám động đến con con, con sẽ không tha. Nói rồi cô lôi hai con dao nhíp sắc dắt trong người ra.

Cô nói tiếp: “Bố mẹ sinh con ra, nếu chỉ bắt con sống vì danh dự của bố mẹ, con sẽ chết hoặc đi biệt xứ, coi như con chết không tìm thấy xác thì bố mẹ không nhục. Còn nếu bố mẹ thương yêu con thực sự, hãy để con sống cuộc đời của con với đứa con của con. Con sẽ không bỏ đứa bé vì bất cứ lý do gì!”

Trước sự sững sờ của cả nhà, Trang đi cắt tóc thành con trai, một cô bé xinh xắn trở mình thành một tên đầu gấu, đầu đinh, ăn mặc như con trai, xăm trổ thêm hình con hổ cái nhe nanh trên hai cánh tay. Cô tự xù lông lên để bảo vệ hai mẹ con cô.

Trang vẫn ngẩng cao đầu đi học, bạn bè, thầy cô ai cũng nhìn cô và hỏi khi cái bụng lớn lên. Nhưng cô hạnh phúc từng ngày.

Câu chuyện của Trang nổi tiếng ở trường cấp 2. Nhưng cô vẫn học giỏi nhất trường, đi thi giải nào cũng mang giải nhất về cho trường. Thầy cô, bạn bè, những người tốt bắt đầu thương cảm cô và yêu thương mẹ con cô. Trang vẫn đi học, đi chơi. Ai tốt với cô thì cô tốt, ai nhìn cô coi thường thì cô kệ.

Cứ thế, thời gian trôi qua, cô sinh một bé gái kháu khỉnh. Cô đặt tên là Hạnh Phúc. Vì cô hạnh phúc khi có bé đến bên mình.

Chưa bao giờ Trang hận người đàn ông đã hại đời cô ngày nào, mà trái lại cô luôn cảm ơn cuộc đời này đã mang Hạnh Phúc đến với cô. Cô luôn nói với con rằng: “Cha con như là sứ giả, mang con đến bên mẹ, rồi cha con phải đi, nhưng nếu một ngày nào đó, cha con tìm đến con là duyên số, thì mẹ con mình sẽ đón nhận cha là cha của con. Không có nghĩa là mẹ sẽ yêu người đàn ông đó, nhưng con hãy yêu người đàn ông đó, vì đó là cha của con! Hãy luôn biết ơn cha và yêu thương cha nhé con!”

Hạnh Phúc sinh ra khỏe mạnh, xinh đẹp. Từ nhỏ đã không bao giờ quấy khóc, thương mẹ và rất tự lập từ bé. Tại mẹ còn phải đi học, nên Hạnh Phúc ngoan lắm, chơi với ông bà, các bác. Hai mẹ con lớn lên trong hạnh phúc nhỏ bé của riêng mình.


Hiện Trang rất thành đạt, cô có doanh nghiệp riêng, giàu có nhưng cô muốn Hạnh Phúc tự lập nên cô để Hạnh Phúc tự kinh doanh ngoài thương trường từ nhỏ. Hạnh Phúc bán khoai nướng, ngô nướng buổi tối sau khi học xong. Tiền tiết kiệm được Hạnh Phúc để làm quỹ kinh doanh sau này. Nhưng vốn đầu tư là cô phải trả đủ cho mẹ. Mua sắm gì ngoài cơ bản cuộc sống mẹ lo là Hạnh Phúc phải tự sắm, tự trả.

Khi được hỏi: “Con có bao giờ buồn vì không có cha không?” Hạnh Phúc nói: “Con luôn biết ơn mẹ, biết ơn cha, vì cha mẹ cho con sự sống. Mẹ đã bảo vệ con để con có được sự sống, mẹ đã yêu thương con. Với con, mẹ con là tất cả của con, con luôn tự hào về mẹ và chưa bao giờ con buồn. Bạn bè con mà nói con như nào, con cũng không buồn đâu, Nhưng nếu nói mẹ con, con xử liền cô à. Tất cả xung quanh không quan trọng bằng mẹ con con hạnh phúc bên nhau cô à!”

Giờ đây, hai mẹ con tíu tít bên nhau thật hạnh phúc, Trang có cả biệt thự, xe hơi. Nhưng luôn cúi đầu cảm ơn khách khi lẻ tiền 1.000, hay 2.000 đồng mà khách không cần trả lại. Hạnh Phúc sẽ đứng lên cúi đầu cảm ơn, dù là 1.000 đồng nhỏ. Cô luôn dạy con biết trân trọng cuộc sống từ điều nhỏ nhất.

Từ câu chuyện này thấy thương và tội nghiệp những đứa trẻ xấu số đã bị bố mẹ bỏ đi ngay khi còn chưa kịp nhìn thấy ánh mặt trời. Tình mẫu tử thật thiêng liêng, đừng vì những áp lực của xã hội, của định kiến gia đình mà đánh mất đi cơ hội sống của một con người, và trên hết, đó chính là đứa con của bạn, máu mủ của bạn!

Hãy sống và bảo vệ con mình. Đừng bao giờ bỏ con vì bất kỳ lý do gì. Cũng hãy nhớ rằng 9 tháng trong bụng tạo nên 90 năm cuộc đời của một con người. Đừng lệ thuộc cuộc sống bởi ai, hãy sống cho con mình và đừng bao giờ bỏ con mẹ nhé.
Các bài khác liên quan đến thế giới tâm linhnạo phá thai,

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2020

Đại dịch Viêm phổi Vũ Hán và hệ quả từ vũ khí sinh học?

Đại dịch Viêm phổi Vũ Hán và hệ quả từ vũ khí sinh học?

thanhtao.name.vn - Từ khi đại dịch Viêm phổi Vũ Hán (dịch viêm phổi cấp do nCoV) bùng phát và hoành hành khắp nơi tại Trung Quốc, đã có nhiều đồn đoán đây là hệ quả của chương trình nghiên cứu vũ khí sinh học do quốc gia này tạo ra.
Tuy nhiên, bài viết này không cổ suý cho các tin đồn thất thiệt, vô căn cứ; đồng thời cũng không tán thành với luồng thông tin bác bỏ các nghi vấn trên. Bài viết chỉ nêu ra một vài khía cạnh cần quan tâm, mọi hướng nhận định do người đọc làm chủ.
Dịch Viêm phổi Vũ Hán

Nguồn phát tán dịch Viêm phổi Vũ Hán và những tin đồn

Nơi bùng phát dịch Viêm phổi Vũ Hán

Ai cũng biết rằng thành phố Vũ Hán - Trung Quốc là nơi đầu tiên phát hiện có người dương tính với nCoV và là địa phương có số ca lây nhiễm lớn nhất.
Tuy nhiên, có một điều mà không nhiều người được biết, tại Vũ Hán có Phòng thí nghiệm An toàn sinh học Quốc gia Vũ Hán (WNBL) thuộc Viện Virus học Vũ Hán, được mở cửa từ năm 2014, nơi đã từng gây lo ngại về an toàn trong quá khứ. Cũng từ đây lại bùng phát một mối nghi ngờ

Từ cơ sở của những tin đồn

Không lâu sau khi dịch Viêm phổi Vũ Hán bùng phát, trên các trang mạng lại xuất hiện thêm một "dịch" nghi ngờ và tốc độ lây lan (lan toả) còn nhanh hơn cả nCoV. Đó là thông tin cho rằng nCoV là kết quả của quá tình nghiên cứu vũ khí sinh học do Phòng thí nghiệm An toàn sinh học Quốc gia Vũ Hán tạo ra.
Bắt nguồn từ một bài báo của Washington Times với tiêu đề: "nCoV có thể bắt nguồn từ phòng thí nghiệm liên kết với chương trình vũ khí sinh học của Trung Quốc", đồng thời đặt ra mối nghi ngờ với Viện Virus học Vũ Hán, có nội dung trích dẫn lại nghiên cứu của Dany Shoham, cựu sĩ quan tình báo quân đội Israel.
Tin đồn càng được dịp bay xa hơn khi một bài báo của Ấn Độ, ám chỉ Trung Quốc đã đưa gen của virus HIV vào virus corona để tạo ra 2019-nCoV. Bằng chứng là các phương pháp điều trị HIV đã phát huy tác dụng khi được sử dụng cho các bệnh nhân nhiễm 2019-nCoV.

Đến sự lên tiếng của báo giới

Trước sự lây lan chóng mặt của "dịch" tin đồn, các tờ báo lớn đã lên tiếng phản pháo. Họ đưa ra nhiều ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia khắp thế giới để bác bỏ những tin đồn trên và cho rằng, dịch Viêm phổi Vũ Hán cũng chỉ là một "sản phẩm" của tự nhiên, hoàn toàn không phải do con người tạo ra
Báo Tuổi Trẻ Online dẫn lời Bà Thạch Chính Lệ, thuộc Viện virus học Vũ Hán cho rằng dịch Viêm phổi Vũ Hán chính là "sự trừng phạt của tự nhiên về thói quen ăn uống và phong tục mọi rợ của con người" và nghi ngờ dơi là động vật đã truyền virus corona sang người. (Bài gốc)
VnExpress lại dẫn chứng ý kiến của Milton Leitenberg, chuyên gia vũ khí hóa học tại Đại học Maryland, Mỹ, cho biết ông cùng các nhà phân tích khác khắp thế giới đã thảo luận về khả năng việc phát triển vũ khí tại phòng thí nghiệm Vũ Hán có thể đã dẫn tới lây lan nCoV, nhưng cuối cùng không ai tìm ra bằng chứng thuyết phục cho giả thuyết này.
"Tất nhiên, nếu họ đang nghiên cứu vũ khí sinh học thì việc đó sẽ bị che giấu", Leitenberg trả lời phỏng vấn qua điện thoại.
Phòng thí nghiệm Vũ Hán là cơ sở có mức an toàn sinh học cấp độ 4, đồng nghĩa với việc được bảo mật hoạt động ở mức độ cao và được phép xử lý các mầm bệnh nguy hiểm, bao gồm Ebola. Những người bước vào phòng thí nghiệm phải đi qua phòng đệm và mặc đồ bảo hộ. Rác thải, thậm chí cả không khí, đều được lọc kỹ càng và làm sạch trước khi đưa ra khỏi cơ sở. Tờ báo này còn trích lời của giáo sư Vipin Narang, Viện Công nghệ Massachusetts cho rằng theo lý thuyết, vũ khí sinh học "gây tỷ lệ tử vong cao, nhưng khả năng lây truyền thấp". (Bài gốc)

Vậy đâu mới là sự thật?

Đương nhiên sự thật nằm ngay chính trong bản thân nó, không gì thay đổi hay bóp méo được. Tuy nhiên, có mấy vấn đề người đọc cần suy ngẫm:

"Nhà khoa học" là ai? Ai có thể tạo ra nCoV?

Đương nhiên nhà khoa học là những người được đào tạo khoa học, làm việc và nghiên cứu trong các viện, cơ quan khoa học...và dĩ nhiên, họ là những người có khả năng nhất trong việc tạo ra nCoV. Bởi không thể nào một con virus lại được tạo ra từ bàn tay một bác nông dân hay một anh lái xe, một cô lao công đường phố! Chỉ họ và chính họ mới có đủ khả năng tạo ra thứ giết người hàng loạt này.

Có "vấn đề" trong lời lẽ của các nhà khoa học

Bài viết này sẽ chỉ ra một số "vấn đề" trong lời giải thích của các nhà khoa học được hai tờ báo trên đăng tải để làm rõ tính chân thực của sự việc:
- Từ "mọi rợ" mà bà Thạch Chính Lệ nói trong hoàn cảnh bị công kích kịch liệt từ dư luận cho thấy bản chất của người Trung Quốc (đương nhiên trong lúc bị "tả xung hữu đột" thì người ta chỉ có thể nói những gì cụ thể, trước mắt chứ không ai có thể nghĩ cho toàn thế giới được!), họ có thể làm bất cứ việc gì, kể cả những việc được cho là mọi rợ như bà ấy nói
- Milton Leitenberg lại cho rằng không tìm ra bằng chứng khẳng định khả năng phát triển vũ khí tại phòng thí nghiệm Vũ Hán có thể đã dẫn tới lây lan nCoV. Nhưng sự đời lại nằm ở chỗ, không tìm ra bằng chứng không có nghĩa là không phải như vậy, hay nói khác hơn, không tìm ra bằng chứng cũng không thể khẳng định là không có. Cho nên, nói cho có nói thôi, còn thực tế thì...chưa thể khẳng định
- Milton Leitenberg còn cho rằng "...nếu họ đang nghiên cứu vũ khí sinh học thì việc đó sẽ bị che giấu". Có ai biết chắc là vụ việc đã không bị che giấu trong một khoảng thời gian nhất định trước khi bùng phát vượt mức kiểm soát không? Giả sử họ có muốn cố gắng che giấu đi nữa thì với tình hình lây lan rộng lớn như thế này thì liệu họ còn có thể tiếp tục che giấu nữa được không?
- Với nhận định: Những người bước vào phòng thí nghiệm phải đi qua phòng đệm và mặc đồ bảo hộ. Rác thải, thậm chí cả không khí, đều được lọc kỹ càng và làm sạch trước khi đưa ra khỏi cơ sở. Thử hỏi nếu vì lý do nào đó, nCoV "ngự trị" ngay bên trong cơ thể cá nhân những người làm trong viện thì vấn đề mang nCoV ra cộng đồng có khó không? Các biện pháp bảo vệ kia có còn tác dụng nữa hay không?
- Mặt khác, lời giải thích của giáo sư Vipin Narang, Viện Công nghệ Massachusetts cho rằng theo lý thuyết, vũ khí sinh học "gây tỷ lệ tử vong cao, nhưng khả năng lây truyền thấp", nghe có vẻ gì đó sai sai bởi, điển hình như bệnh Đậu mùa:
"Đậu mùa là virus lây truyền trong không khí, nghĩa là người mang bệnh có thể truyền bệnh dễ dàng khi hắt hơi, ho hoặc tiếp xúc. Dấu hiệu của bệnh là sốt, khó chịu, đau toàn thân và nôn mửa. 2-4 ngày sau, nốt đỏ nổi khắp miệng, cổ họng. Đây là giai đoạn dễ truyền nhiễm nhất. Thông thường các vết đỏ lan khắp toàn thân trong 24 giờ, nhưng người bệnh trong giai đoạn này lại cảm thấy dễ chịu hơn. Sau 3-4 ngày, nốt đậu mùa sưng lên và chứa chất lỏng bên trong. Người bệnh lại bị sốt. Thêm một hoặc hai tuần nữa thì bệnh nhân sẽ qua giai đoạn dễ truyền nhiễm." (Bài gốc)
Thử hỏi một loại virus lan truyền trong không khí, có thể lây lan chỉ bằng việc tiếp xúc, hắt hơi hoặc ho thì khả năng lây lan đó là lớn hay nhỏ? Mặt khác, với một người bình thường cũng có thể biết rằng một khi đã tạo ra được thứ vũ khí giết người bằng con đường bệnh tật thì không dại gì không đặt tính chất lây lan lên hàng đầu. Bởi chưa nói đến khả năng giết người của vũ khí đó, chỉ cần quốc gia bị tấn công lo cứu chữa công dân của họ cũng đã làm rối ren cuộc sống, mất ổn định xã hội và kiệt quệ về kinh tế rồi hay sao? Thêm vào đó, với đặc điểm của người Trung Quốc, cái gì cũng thích mình là nhất thiên hạ, ai dám chắc rằng họ không nghĩ ra một thứ gì đó mà thế giới không ai dám làm hoặc đi ngược lại "lẽ thông thường" của thế giới?
Tóm lại, mọi khả năng điều có thể, và không ai có thể ngăn sự suy đoán của mọi người. Riêng người viết bài này thấy rằng những giải thích trên của các nhà được gọi là "khoa học" trên đây là chưa thật sự thuyết phục. Ở Việt Nam chúng ta có rất nhiều loại nhà, từ nhà cao tầng, nhà biệt thự, nhà tranh...và cả nhà cầu - chỉ có việc duy nhất là làm cho người ta cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Không biết với những lời giải thích trên đây thì những vị này thuộc loại nhà gì ở Việt Nam nữa
Nói gì thì nói, dịch Viêm phổi Vũ Hán đã đến "trình diện các cơ quan chức năng" của Việt Nam, mọi người Việt chúng ta đều phải nêu cao tinh thần cảnh giác, hết sức đề phòng với "đứa con vô thừa nhận" có tính hung bạo này.

Một số cách thông thường để phòng Viêm phổi Vũ Hán

Một số cách thông thường để phòng Viêm phổi Vũ Hán
Các bài viết khác liên quan đến Viêm phổi Vũ HánnCoV

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2019

Sự sống ngoài hành tinh có tồn tại không?

Sự sống ngoài hành tinh có tồn tại không?

thanhtao.name.vn - Sự sống ngoài hành tinh có tồn tại không? Đó là câu hỏi không chỉ chúng ta quan tâm mà ngay cả các nhà khoa học cũng đang cố gắng tìm câu trả lời, nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy bất kỳ sự sống nào khác ngoài hành tinh của chúng ta. Phải chăng là không có sự sống ngoài hành tinh?

Sự sống ngoài hành tinh. Ảnh: Internet

Cách đây gần 26 thế kỷ, Phật Thích Ca đã cho rằng trong vũ trụ bao la này có vô số hành tinh và cũng tồn tại rất nhiều sự sống. Vậy thì tại sao đến giờ các nhà khoa học không phát hiện ra? Câu trả lời có ở mỗi chúng ta!
Để cho dễ hiểu, chúng ta đề cập đến những cái nhỏ nhặt nhất trong vũ trụ bao la rộng lớn này, những cái mà chúng ta có thể nhìn thấy hoặc ít ra cũng hiểu rõ và suy đoán được theo cơ sở khoa học loài người hiện nay, sau đó sẽ lý giải vì sao khoa học không tìm ra dấu hiệu sự sống ngoài hành tinh! (Riêng quan điểm của tôi, tôi cho rằng chẳng tìm ở đâu xa, một số trong các sự sống đó đang hiện hữu rất gần, hay thậm chí ở bên cạnh chúng ta nữa là đằng khác!)

Từ sự sống trên trái đất này


Điểm khác nhau dễ nhận thấy nhất giữa các loài (chủng loại) là sự hấp thụ và đào thải, mà đại diện là quá trình hô hấp của động vật và thực vật. Trong khi động vật hấp thụ oxy và thải ra carbonic thì thực vật lại hấp thu carbonic và thải oxy. Nếu khoa học dùng cơ sở phải có oxy thì mới có sự sống thì...
Mới đây, ở Đại học Washington người ta vừa phát hiện được loài cá sống ở nơi sâu nhất của đại dương, nơi mà tưởng chừng như không có sinh vật nào sống được (Xem bài từ nguồn ngoài)

Đến sự tương tác của vũ trụ

Ai cũng có thể lý giải được rằng hễ cứ nhảy lên thì sẽ phải rơi xuống lại, không thể nào bay như Tôn Ngộ Không được. Và ai cũng hiểu vì sao các hành tinh cứ đi theo quỹ đạo của chúng mà không "xâm phạm lãnh thổ" của hành tinh khác. Khoa học hiện tại cho rằng tất cả đều do lực hấp dẫn mà ra, vậy nếu hỏi tại sao lại có lực hấp dẫn để làm nên điều kỳ diệu kia thì....
Tôi không có ý phản bác lại luật hấp dẫn để dẫn dắt theo lối mê tín, nhưng có quá hay không khi cho rằng khoa học loài người chỉ nói những gì nhìn thấy được, có thể cân đong đo đếm được, có thể chứng minh trên cơ sở khoa học... còn những điều không có trong khoa học thì bị bỏ qua? Và khoa học cũng là sự tập hợp, bảo tồn những điều con người "học" được từ cuộc sống trên trái đất này. Khoa học có gì ngoài sự tình cờ tắm mình trong dòng nước để phát hiện ra lực đầy; có gì ngoài sự tình cờ nhìn thấy quả táo rơi?...
Trở lại gần 26 thế kỷ trước, chính Đức Phật Thích Ca đã lý giải sự tồn tại và vận hành của vũ trụ là dựa vào  các trạng thái Có sinh ra Có; Không sinh ra Không; Có sinh ra Không; và Không sinh ra Có. Nghĩa là có sự tương quan của tất cả sự vật, hiện tượng trong vũ trụ này, Có cái này bởi đã Có cái kia (ví như Có trái đất mới có mặt trăng vậy, không thì mặt trăng quay quanh ai?); Không có đất và điều kiện sống cần thiết khác nên cây cỏ Không thể mọc được trên mặt trăng; Do trái đất có lớp khí quyển bảo vệ các điều kiện sống nên trái đất mới Không trở thành hành tinh chết cho đến ngày nay; và do Không có nhiệt độ cao như sao Kim nên mới Có được sự sống trên trái đất này
Từ đó, chúng ta thấy rõ sự khác nhau về cách nhìn nhận cuộc sống trong vũ trụ này. Trong khi khoa học loài người cố gắng đi sâu khai thác chi tiết một thực thể vật lý thì Đức Phật lại nhìn chúng bằng các mối tương quan lẫn nhau. Trong khi khoa học khăng khăng cho rằng có A thì mới có B hoặc C hay D chứ không thể có tất cả, và không A thì không B hoặc C hay D hoặc không có gì... thì Đức Phật lại cho rằng có A thì có thể có B, cũng có thể không có B và do không có A nên không có B hoặc không có gì hết. Sự nhìn nhận như thế của Đức Phật cho chúng ta thấy rằng, trên đời này mọi việc đều có thể xảy ra, kể cả những việc không tưởng, những điều lạ lùng nhất, và đương nhiên, cũng có các thế giới khác ngoài thế giới mà chúng ta đang sống!

Vì sao con người tìm mãi mà vẫn chưa thấy được sự sống ngoài hành tinh?

Đơn giản cũng chỉ vì cái sự "lạ lùng" của vũ trụ mà thôi! Sở dĩ con người chưa thấy được sự sống ngoài hành tinh bởi chúng ta cứ đem mọi hiểu biết trên trái đất này đi tìm ở những hành tinh khác mà quên đi cái sự "lạ lùng" đó. Như đã nói ở trên, ngay cả trên trái đất của chúng ta chẳng phải cũng đã có muôn hình vạn trạng các sự sống đó sao?
Theo tôi, chỉ cần khoa học loài người khác đi một chút, hặc thậm chí chấp nhận những sự việc, hiện tượng phi thực tế trong mối quan hệ tương tác giữa chúng là chúng ta sẽ tìm được sự sống ngoài trái đất ngay thôi. Giả dụ ở một hành tinh nào đó đang tồn tại sự sống mà chủng loài sống trên hành đó vô hình trước mọi loại sóng điện từ (radar chẳng hạn) và trong suốt với ánh sáng, họ dung nạp vào cơ thể những thứ năng lượng có từ ánh sáng, nhiệt hoặc bất kỳ thành phần gì hiện hữu trên hành tinh ấy...và đương nhiên, hình thù của họ cũng không nhất thiết phải giống con người...thì làm gì các phương tiện kỹ thuật của loài người "bắt gặp" được?

Tóm lại, sự sống ngoài hành tinh có tồn tại không?

Trong khi khoa học loài người dùng những gì biết được từ trái đất làm thước đo cơ bản để tìm kiếm sự sống ở hành tinh khác nhưng vẫn chưa tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào chứng minh có sự sống ngoài hành tinh, thì với ánh mắt thiên nhãn của Đức Phật, Người đã nhìn thấy được sự sống có ở khắp nơi trong vũ trụ bao la này cách nay gần 26 thế kỷ. Còn bạn, quan điểm của bạn về điều này thế nào, hãy để lại quan điểm của bạn cho mọi người cùng tham khảo!

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

Làm chủ cảm xúc, kiểm soát bản thân

Làm chủ cảm xúc, kiểm soát bản thân

thanhtao.name.vn - Thông thường bạn rơi vào tình trạng mất kiểm soát bản thân (tức là không còn làm chủ cảm xúc) khi nào? Có phải khi bạn tức giận? Ảnh hưởng của việc mất kiểm soát này đến các mối quan hệ của bạn như thế nào? Bạn làm gì để chế ngự cơn nóng giận? Những thông tin dưới đây phần nào giúp bạn làm chủ cảm xúc của mình được tốt hơn
làm chủ cảm xúc khi tức giận

Cười để làm chủ cảm xúc

Bạn có thể nở một nụ cười để kiểm soát được cảm xúc khi gặp căng thẳng, bực tức. Dù đó là một nụ cười gượng gạo, miễn cưỡng nhưng nó sẽ làm cho bạn thoải mái, dễ chịu hơn.
Một nụ cười có khó đối với bạn không? Chắc chắn là không, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên về công dụng của nó.

Bỏ qua vụn vặt

Tập thói quen lạc quan, vui vẻ, không chấp nhặt người khác. Cuộc sống này quá bận rộn để có rất nhiều điều mà bạn cần phải suy nghĩ, vì thế đừng “nhặt” những điều vụn vặt và ghim vào lòng làm cho nỗi đau càng lớn hơn.

Bình tĩnh trong bất cứ hoàn cảnh nào

Khi gặp khó khăn, thử thách, bạn thường mất bình tĩnh dẫn đến nổi nóng, thậm chí là tranh cãi, xung đột với người khác. Hãy giữ bình tĩnh để giải quyết những rắc rối trong cuộc sống. Nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, khách quan. Hãy chế ngự cơn nóng giận để giúp tinh thần bạn sẽ thoải mái hơn.

Suy nghĩ tích cực

Những cảm xúc thường hay gặp trong cuộc sống có thể điểm danh như: lo lắng, giận giữ, chán nản, thất vọng, không vui, không thoải mái...
Bất kỳ việc gi cũng đều có hai mặt: tích cực và tiêu cực. Thay vì bạn nghĩ theo hướng tiêu cực cho một sự việc không hay nào đó, tại sao lại không nhìn chúng theo hướng tích cực hơn? Vì sao bạn lại cho rằng thất bại là không thể chấp nhận mà không nghĩ rằng thất bại là mẹ thành công để vươn lên và cố đạt được mục tiêu lớn hơn trong tương lai? Dù biết rằng thật khó để có thể kiểm soát được cảm xúc khi tức giận, nhưng việc chế ngự cơn nóng giận để làm chủ cảm xúc là rất quan trọng, mà muốn chế ngự cơn nóng giận, bạn phải luôn nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực nhất có thể.

Giải tỏa cảm xúc bản thân

Cách để chế ngự cơn nóng giận và làm chủ cảm xúc tốt nhất là giải tỏa nó. Việc kiềm chế cảm xúc lâu sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe,  hãy tìm cách giải tỏa chúng qua những việc đơn giản sau:
  • Chia sẻ cảm xúc với người bạn tin tưởng như bố mẹ, người yêu hay bạn bè…
  • Tập thể dục thường xuyên để hỗ trợ bộ não tập trung đồng thời giúp bạn chế ngự cơn nóng giận. Việc tập thể dục mỗi ngày còn giúp tăng cường sức khỏe cho bạn.
  • Viết nhật ký nếu không có người để chia sẻ cảm xúc.

Hy vọng khi áp dụng những "tuyệt chiêu" này, bạn sẽ làm chủ cảm xúc của bản thân, tạo thêm được mối quan hệ mới trong cuộc sống. Nếu có thể làm chủ cảm xúc của mình, bạn sẽ làm chủ được mọi khía cạnh khác của cuộc sống: gia đình, sự nghiệp, tiền bạc, mối quan hệ…
Khoan rời đi!!!
Nếu đã xem đến đây rồi mà bạn vẫn còn cảm thấy "mù mờ" chưa hiểu rõ, bạn có thể tham khảo khoá học Làm chủ cảm xúc - Giải toả Stress hoặc khoá Nghệ thuật làm chủ cảm xúc của Unica để có được thành công tốt nhất!
Các bài nói về làm chủ cảm xúc, chế ngự cơn nóng giận, kiểm soát được cảm xúc